Sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai cho cây công nghiệp ngắn ngày

I. CÂY LẠC (CÂY ĐẬU PHỘNG)

Cây lạc được trồng phổ biện ở nước ta nhưng tập trung chủ yếu trên đất phù sa nhẹ, đất xám bạc màu, đất cát biển, đất cát. Lạc là cây họ đậu, có vi khuẩn cộng sinh trên mặt rễ, có khả năng cố định đạm để cung cấp cho cây lạc phát triển.

a) Các thời kỳ sinh trưởng

Cây lạc có bốn thời kỳ sinh trưởng, phát triển:

  • Thời kỳ nẩy mầm: Sau khi gieo 6-7 ngày, đất đủ ẩm thì 2 lá mầm của lạc mới thoát khỏi mặt đất.
  • Thời kỳ từ 3 lá thật- trước ra hoa: Ở vụ đông xuân, thời kỳ này kéo dài từ 25-45 ngày, nhưng vụ hè thu thì chỉ khoảng 20-23 ngày. Thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh và bắt đầu có nốt sần (Rhizobium vigna) cũng xuất hiện, nhưng vi khuẩn nốt sần chỉ hoạt động mạnh khi cây lạc có bốn lá thật về sau. Thời kỳ này, cây lạc hút đạm từ đất giảm dần (do nốt sần và vi khuẩn cố định đạm tăng lên), nhưng nhu cầu lân, kali, canxi, magie lại tăng lên.
  • Thời kỳ ra hoa- đâm tỉa – làm quả: lạc đang xuân ở miền Bắc, sau khi gieo 30-40 ngày, lạc hè thu hay vụ lạc miền Trung, miền Nam 26-35 ngày thì ra hoa. Và thời gian ra hoa vụ đông xuân kéo dài 30-40 ngày, vụ hè thu hay vụ lạc miền Trung, miền Nam chỉ khoảng 25-26 ngày. Trong thời kỳ này, cây lạc vừa tăng trưởng thân lá (sinh trưởng dinh dưỡng) vừa ra hoa (sinh trưởng sinh thực). Sau khi hoa nở, thụ phấn sẽ đâm tỉa làm quả. Thời gian đâm tỉa trong vòng 30 ngày. Thời kỳ này, cây lạc cần lân, kali, sau đó mới đến đạm.
  • Thời gian hình thành quả, hạt và chín: Sau khi hoa nở 6-8 ngày, bầu hoa vào đất và lớn thành quả. Thời gian từ ra hoa đến hạt chín khoảng 65-70 ngày. Cây lạc nhu cầu về dinh dưỡng giảm dần.

b) Chế phẩm vi sinh Michiannai cho cây lạc

Liều lượng và thời kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh Microbio-Michiannai cho lạc

Thời kỳ bón Loại chế phẩm Liều lượng bón cho các miền
MB

(lít/SBB)

MT

(lít/STB)

MN

(lít/công)

Bón lót CPVS Michiannai TDN 30kg 50kg 100kg
CPVS Michiannai THT 0,5 1,0 2,0
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 1,0 2,0
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,35 0,5 1,0
Tổng số CPVS Michiannai TDN 30 50 100
CPVS Michiannai THT 1,35 2,5 5,0

Chú thích:

  • Bón lót: Bón vào hốc hoặc hàng, trộn với đều với đất
  • Thúc 1: khi cây được 2 – 3 lá
  • Thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa
  • Ở đất phù sa, lượng bón có thể giảm đi 10%

Lưu ý:

  • Sử dụng CPVS Michiannai THT và CPVS Michiannai TDN vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc ngày râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bón xong phải vùi lấp đất ngay.
  • Tưới CPVS Michiannai THT quanh gốc cây hoặc có thể qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Lắc đều CPVS Michiannai THT trước khi sử dụng.
  • Khi bón CPVS Michiannai TDN cần xẻ rãnh bón xong lấp đất ngay, kết hợp phun hoặc tưới chế phẩmCPVS Michiannai THT đã pha loãng như hướng dẫn.
  • Với loại bệnh hại cây lạc, khi mới phát hiện, sử dụng CPVS Michiannai NVD pha với tỉ lệ 1 lít chế phẩm pha với 50 lít nước phun đều lên cây và quanh khu vực vùng gốc sẽ hạn chế và ngăn chặn lây lan bệnh.

II. CÂY ĐẬU TƯƠNG (ĐẬU NÀNH)

Đậu tương là cây quan trọng nhất trong các cây họ đậu: năng suất cao và đa dụng. Cây đậu tương có thể trồng nhiều trên các loại đất (đất phù sa, đất xám bạc màu, đất cát biển, đất cát, đất đỏ vàng) và trồng nhiều vụ quanh năm (vụ xuân, vụ hè thu, vụ thu đông). Cây đậu tương không kén đất, nhưng nếu trồng trên đất màu mỡ, tơi xốp thì năng suất sẽ cao hơn.

a) Các thời gian sinh trưởng của cây đậu tương

Quá trình sinh trưởng của cây đậu tương có thể chia ra 5 thời kỳ.

  • Thời kỳ nảy mầm: Từ khi gieo đến các lá mầm thoát khỏi mặt đất 7-10 ngày (vụ đông xuân), 5-7 ngày (vụ hè thu, thu đông). Thời kỳ này, đậu tương lấy dinh dưỡng trong lá mầm.
  • Thời kỳ cây con-phát triển thân lá: Từ lúc có 3 lá kép đến trước lúc ra hoa, đậu tương phát triển mạnh bộ rễ, nốt sần và thân, cành, lá. Thời kỳ này, đậu tương cần nhiều đạm, lân, kali và cả các nguyên tố trung lượng (Ca, Mg) và các vi lượng (Mo, B). Tuy nhiên, nhờ có vi khuẩn cố định đạm, nên không cần bón nhiều N.
  • Thời kỳ ra hoa: Với giống chín sớm, ra hoa sau mọc 30 ngày, giống chín muộn phải mất 40-50 ngày sau mọc hoặc hơn mới ra hoa. Trong thời kỳ này, cây đậu tương hút rất nhiều Kali.
  • Thời kỳ hình thành quả: sau hoa nở 5-7 ngày, quả hình thành. Quả hình thành, nhưng hoa vẫn tiếp tục nở. Thời kỳ này, nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương giảm bớt.
  • Thời kỳ hạt chín: Các chất dinh dưỡng chuyển về hạt, hàm lượng nước trong hạt giảm. Độ ẩm trong hạt còn khoảng 15-20% là quả chín.

Trong 5 giai đoạn trên chỉ có 3 giai đoạn (cây con, ra hoa và hình thành quả) liên quan mật thiết với việc bón phân.

b) Chế phẩm CPVS Michiannai cho cây đậu tương

Sử dụng CPVS Michiannai cho cây đậu tương

Vụ trồng Thời kỳ bón Loại chế phẩm Liều lượng bón cho các miền

 

MB

(lít/SBB)

MT

(lít/STB)

MN

(lít/công)

Xuân Bón lót CPVS Michiannai TDN 30kg 50kg 100kg
CPVS Michiannai THT 0,35 0,5 1,0
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 1,0 2,0
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,35 0,5 1,0
Hè thu Bón lót CPVS Michiannai TDN 35kg 55kg 110kg
CPVS Michiannai THT 0,35 0,5 1,0
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 1,0 2,0
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,35 0,5 1,0
Đông Bón lót CPVS Michiannai TDN 40kg 60kg 120kg
CPVS Michiannai THT 0,35 0,5 1,0
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 1,0 2,0
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,35 0,5 1,0

Chú thích:

  • Bón lót: Bón vào hốc hoặc hàng
  • Thúc 1: khi cây được 2 – 3 lá
  • Thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa
  • Ở đất phù sa, lượng bón có thể giảm đi 10%

Lưu ý:

  • Sử dụng CPVS Michiannai THT và CPVS Michiannai TDN vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc ngày râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bón xong phải vùi lấp đất ngay.
  • Tưới CPVS Michiannai THT quanh gốc cây hoặc có thể qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Lắc đều CPVS Michiannai THT trước khi sử dụng.
  • Khi bón CPVS Michiannai TDN cần xẻ rãnh bón xong lấp đất ngay, kết hợp phun hoặc tưới CPVS Michiannai THT đã pha loãng như hướng dẫn.
  • Với loại bệnh hại cây đậu tương, khi mới phát hiện, sử dụng CPVS Michiannai NVD pha với tỉ lệ 1 lít chế phẩm pha với 50 lít nước phun đều lên cây và quanh khu vực vùng gốc sẽ hạn chế và ngăn chặn lây lan bệnh.

III. CÂY BÔNG VẢI

  • Thời kỳ nảy mầm: Từ khi gieo đất đến khi bông mọc đều phải mất 3-5 ngày. Thời kỳ này bông lấy dinh dưỡng từ lá mầm.
  • Thời kỳ cây con: Từ nảy mầm đến ra lá thật đầu tiên mất 5-6 ngày và sau đó cứ 5-6 ngày ra thêm một lá. Và từ đó cây bông phát triển cành lá. Thời kỳ này khoảng 30-40 ngày tính từ lúc mọc, thì cây bông bắt đầu có nụ.
  • Thời kỳ ra nụ: Sau khi gieo mọc 30-40 ngày bông vải ra nụ. Thời gian nụ cũng khá dài và tùy giống: giống bông cỏ mất 16-20 ngày, giống bông luồi mất 21-25 ngày và giống Hải Đảo mất 30-33 ngày. Thời kỳ này cần bón cân đối N,P,K.
  • Thời kỳ ra hoa đậu quả: Từ lúc gieo đến ra hoa đầu tiên mất 50-60 ngày. Thời kỳ này ngoài đạm, lân ra cây bông vải rất cần Kali.
  • Thời kỳ chín: Từ khi hình thành quả đến chín mất 40 – 80 ngày. Thời kỳ này, bông vải tuy vẫn có thể hút dinh dưỡng nhưng không cần bón.

Trong 5 thời kỳ trên, ngoài việc bón lót ra, chỉ cần bón phân 3 thời kỳ: 3- 4 lá thật, ra nụ và bắt đầu ra hoa.

a) Sử dụng CPVS Michiannai cho cây bông vải

Liều lượng và thời kỳ sử dụng CPVS Michiannai cho cây bông vải

Giống bông Vùng trồng bông Thời kỳ bón Loại chế phẩm Liều lượng bón (kg hoặc lít)
Bông vải lai (F1) Tây Nguyên (kg/stb) Bón lót CPVS Michiannai TDN 40-60kg
CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Nam TB và Đông NB

(kg/công)

Bón lót CPVS Michiannai TDN 50 kg
CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Bông Tây Nguyên (kg/stb) Bón lót CPVS Michiannai TDN 50kg
CPVS Michiannai THT 0,4 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,4 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,4 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Nam TB và Đông NB

(kg/công)

Bón lót CPVS Michiannai TDN 100-120 kg
CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,35 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,5 lít

Chú thích:

  • Bón lót: Bón vào hốc hoặc hàng, trộn với đất, lấp kín
  • Thúc 1: khi cây được 3 – 4 lá
  • Thúc 2: khi cây bắt đầu ra nụ
  • Thúc 3: khi cây bắt đầu ra hoa

Lưu ý:

  • Sử dụng CPVS Michiannai THT và CPVS Michiannai TDN vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc ngày râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bón xong phải vùi lấp đất ngay.
  • Tưới CPVS Michiannai THT quanh gốc cây hoặc có thể qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Lắc đều CPVS Michiannai THT trước khi sử dụng.
  • Khi bón CPVS Michiannai TDN cần xẻ rãnh bón xong lấp đất ngay, kết hợp phun hoặc tưới chế phẩm CPVS Michiannai TDN đã pha loãng như hướng dẫn.
  • Với loại bệnh hại cây bông vải, khi mới phát hiện, sử dụng CPVS Michiannai NVD pha với tỉ lệ 1 lít chế phẩm pha với 50 lít nước phun đều lên cây và quanh khu vực vùng gốc sẽ hạn chế và ngăn chặn lây lan bệnh.

IV. CÂY MÍA

Mía là cây trồng lấy đường quan trọng nhất ở nước ta và thế giới. Ở nước ta, cây mía có thể trồng trên nhiều loại đất: đất phù sa, đất xám bạc màu, đất cát, đất đỏ vàng, kể cả trên đất phèn cũng có thể trồng mía. Mía có thể trồng bằng hom ngọn hay mắt mía. Mía có mía tơ (trồng năm đầu bằng hom ngọn hay bằng mắt), mía gốc (chặt đốn năm đầu năm sau để lấy đường). Mía có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, cả về đa lượng và trung lượng, vi lượng.

a) Các thời kỳ sinh trưởng nhạy cảm với dinh dưỡng

Cây mía có 3 thời kỳ nhạy cảm với dinh dưỡng

Thời kỳ cây con: Từ khi nảy mầm cho đến khi mía có 5 lá thật. Các rễ hình thành và phát triển.

Thời kỳ đẻ nhánh: Khi cây mía 6-7 lá thật, các mầm nằm ở dưới đất nảy thành nhánh. Từ thân mẹ đẻ ra nhánh cấp 1, cấp 2,… và cuối cùng thành bụi mía. Thời gian đẻ nhánh kéo dài 3-4 tháng.

Thời kỳ vươn bóng: Sau khi đẻ nhánh, các cây mía bắt đầu vươn lóng thành cây mía hoàn chỉnh. Thời gian vươn lóng kéo dài trong vòng 4 tháng và nhu cầu dinh dưỡng đa, trung, vi lượng khá cao.

b) Sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai cho đất trồng cây mía

Liều lượng và thời kỳ sử dụng cho mía

Loại đất Thời kỳ bón Loại chế phẩm Liều lượng bón các miền
MB

(kg/SBB)

MT

(kg/STB)

MN

(kg/công)

Phù sa ngoài đê Bón lót CPVS Michiannai TDN 40 60 100
CPVS Michiannai THT 0,4 lít 0,5 lít 1 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,4 lít 0,5 lít 1 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,4 lít 0,5 lít 1 lít
Phù sa trong đê Bón lót CPVS Michiannai TDN 50 70 120
CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,6 lít 1,2 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,6 lít 1,2 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,6 lít 1,2 lít
Xám bạc màu, đất cát biển, đất cát Bón lót CPVS Michiannai TDN 55 75 140
CPVS Michiannai THT 0,6 lít 0,8 lít 1,6 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,6 lít 0,8 lít 1,6 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,6 lít 0,8 lít 1,6 lít
Đỏ vàng Bón lót CPVS Michiannai TDN 55 75 140
CPVS Michiannai THT 0,6 lít 0,8 lít 1,6 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,6 lít 0,8 lít 1,6 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,6 lít 0,8 lít 1,6 lít
Phèn Bón lót CPVS Michiannai TDN 55 75 140
CPVS Michiannai THT 0,4 lít 0,5 lít 1 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,7 lít 1.3 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,7 lít 1.3 lít

Chú thích:

  • Bón lót: rải theo rãnh, trộn đều với đất trước khi trồng
  • Thúc 1: giai đoạn đẻ nhánh
  • Thúc 2: giai đoạn vươn lóng
  • Với mía gốc, lượng phân bón tăng thêm 15-20%.

Lưu ý:

  • Sử dụng CPVS Michiannai THT và CPVS Michiannai TDN vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc ngày râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bón xong phải vùi lấp đất ngay.
  • Tưới CPVS Michiannai THT quanh gốc cây hoặc có thể qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Lắc đều CPVS Michiannai THT trước khi sử dụng.
  • Khi bón CPVS Michiannai TDN cần xẻ rãnh bón xong lấp đất ngay, kết hợp phun hoặc tưới CPVS Michiannai THT đã pha loãng như hướng dẫn.
  • Với loại bệnh hại cây mía, khi mới phát hiện, sử dụng CPVS Michiannai NVD pha với tỉ lệ 1 lít chế phẩm pha với 50 lít nước phun đều lên cây và quanh khu vực vùng gốc sẽ hạn chế và ngăn chặn lây lan bệnh.

V. CÂY DÂU TẰM

Dâu tằm là cây lâu năm. Trong tự nhiên cây dâu tằm có thể sống 200-300 năm, thậm chí đến 1000 năm. Trong điều kiện gieo trồng, canh tác, nếu gieo hạt đời sống cây dâu tằm khoảng 50 năm, nếu trồng hom thì chỉ sống được chừng 20-30 năm. Ở nước ta, cây dâu được trồng chủ yếu các bãi bồi ven sông, ven biển và trên vùng đồi đất đỏ bazan. Khi cây dâu tằm đá định hình thu hoạch thì mỗi năm thu hoạch 8-10 đợt, vụ xuân 25, vụ hè 20 và vụ thu 35 ngày 1 đợt.

a) Thời kỳ sinh trưởng nhạy cảm của cây dâu tằm trưởng thành

Có 2 thời kỳ:

  • Thời kỳ nảy mầm- ra lá: Sau khi ngủ đông vào khoảng tháng 2, cây dâu tằm bắt đầu nhú mầm, sau đó hình thành lá non. Vì vậy, chất lượng của lá ở thời kỳ nảy mầm phụ thuộc rất lớn vào việc chăm sóc bón phân vụ thu đông năm trước.
  • Thời kỳ sinh trưởng mạnh: từ cuối tháng 2 đến tháng 10, cây dâu tằm phát triển cành lá xum xuê. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây dâu tằm trong thời kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng lá dâu tằm. Và từ đó cũng ảnh hưởng đễn năng suất, chất lượng tơ tằm sau này.
  • Sau thời kỳ này, cây dau tằm phát triển chậm lại và tiếp đó là thời kỳ ngủ đông. Đến tháng 2 năm sau, lại bắt đầu chu kỳ sinh trưởng mới.

b) Sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai cho cây dâu tằm

Liều lượng, thời kỳ sử dụng cho cây dâu tằm

Thời kỳ bón Loại phân bón Liều lượng bón cho các miền
MB

(kg/SBB)

MT

(kg/STB)

MN

(kg/công)

Bón lót CPVS Michiannai TDN 35 50 100
CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,6 lít 1,2 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,6 lít 1,2 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,6 lít 0,8 lít 1,6 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,6 lít 1,2 lít
Thúc 4 CPVS Michiannai THT 0,6 lít 0,8 lít 1,6 lít

Chú thích: Bón lót: bón theo hốc hoặc hàng, khi trồng mới

  • Thúc 1: khi cây nảy mầm
  • Thúc 2: giai đoạn phát triển mạnh
  • Thúc 3: chuẩn bị ngủ đông
  • Thúc 4: ngủ đông

Lưu ý:

  • Sử dụng CPVS Michiannai THT và CPVS Michiannai TDN vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc ngày râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bón xong phải vùi lấp đất ngay.
  • Tưới CPVS Michiannai THT quanh gốc cây hoặc có thể qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Lắc đều CPVS Michiannai THT trước khi sử dụng.
  • Khi bón CPVS Michiannai TDN cần xẻ rãnh bón xong lấp đất ngay, kết hợp phun hoặc tưới CPVS Michiannai THT đã pha loãng như hướng dẫn.
  • Với loại bệnh hại cây dâu tằm, khi mới phát hiện, sử dụng CPVS Michiannai NVD pha với tỉ lệ 1 lít chế phẩm pha với 50 lít nước phun đều lên cây và quanh khu vực vùng gốc sẽ hạn chế và ngăn chặn lây lan bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *