Cây rau ăn quả

1) Cây cà chua

Cà chua là một trong những loại rau ăn quả quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng cà chua cũng là loại cây rất mẫn cảm với đạm (N). Bón phân đạm khoáng mất cân đối với các nguyên tố dinh dưỡng khác sẽ gây ra sự tích lũy Nitrat (NO­3) trong quá cao, vượt quá ngưỡng quy định sẽ gây độc hại cho người sử dụng. Vì vậy, hạn chế bón đạm khoáng, tăng cường bón các dạng đạm hữu cơ là một nguyên tắc bón phân cho cây cà chua nói riêng và cho rau ăn quả nói chung.

1.1. Các thời kỳ phát triển của cây cà chua

Cà chua có bốn thời kỳ có liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng:

  • Thời kỳ cây con: Sau khi trồng 7 -10 ngày, cây cà chua hồi xanh, bén rễ
  • Thời kỳ phát triển thân lá: Sau khi trồng 20 – 25 ngày, cây cà chua phát triển thân lá rất mạnh.
  • Thời kỳ ra nụ, hoa: Sau khi trồng 40 – 45 ngày, cà chua ra nụ, hoa và đồng thời cũng xuất hiện quả non.
  • Thời kỳ quả chín: Sau khi trồng 60 – 65 ngày, cà chua chín rộ và có thể thu hoạch lứa đầu.

1.2. Sử dụng cho chế phẩm vi sinh Michiannai với cây cà chua

Liều lượng, thời kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai

Thời kỳ bón Loại phân bón Liều lượng bón cho các miền
MB

(kg/SBB)*

MT

(kg/STB)

MN (kg/công)
Bón lót CPVS Michiannai TDN 40-50 50-60 100-120
CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,7 lít 1,4 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,7 lít 1,4 lít
Thúc 4 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít

Chú thích:*) sbb: Sào bắc bộ; stb: Sào trung bộ=500 m2; Công: Sào Nam bộ = 1000 m2

  • Bón lót:trộn đều phân vào đất, bón vào hốc hoặc rãnh
  • Thúc 1: 7- 8 ngày sau trồng khi cây bén rễ hồi xanh
  • Thúc 2:30ngày sau trồng, khi cây ra nụ
  • Thúc 3:45ngày sau trồng, bón thúc nuôi quả
  • Thúc 4: Sau 2đợt thu quả

2) Cây dưa chuột

Dưa chuột là loại cây thân leo, cùng họ với dưa hấu, bí, bí ngô. Dưa chuột có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là trên các loại đất phù sa, xám bạc màu thoát nước tốt. Dưa chuột trồng bằng cách gieo hạt vào hốc hay theo hàng, thời gian sinh trưởng khoảng 65 ngày.

2.1. Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột:

Cây dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng khoảng 25-30 ngày bắt đầu có hoa, 30-35 ngày sau gieo trồng đã có lứa quả đầu tiên. Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột chia ra làm ba thời kỳ:

  • Thời kỳ cây con: Sau gieo 5-7 ngày, dưa chuột có 3 – 4 lá
  • Thời kỳ đâm tủa (ra tay cuốn): Sau khi gieo 15-20 ngày dưa chột đâm tua, leo giàn, phát triển các ngọn. Thời kỳ này rất cần các chất dinh dưỡng đa lượng.
  • Thời kỳ ra hoa: sau khi gieo 25 – 30 ngày dưa chuột bắt đầu ra hoa cái. Thời kỳ này nhu cầu Kali cao.
  • Thời kỳ thu lứa đầu tiên: Sau khi gieo 30 -35 ngày người ta thu lứa quả đầu tiên và tiếp tục bổ sung dinh dưỡng đạm, kali.

2.2. Sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai cho cây dưa chuột

Bón lót các chế phẩm vi sinh Michiannai cho cây dưa chuột giới thiệu ở bảng sau:

Liều lượng, thời kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai cho dưa chuột

Thời kỳ bón Các loại chế phẩm Liều lượng bón cho các miền
MB

(kg/SBB)*

MT

(kg/STB)

MN

(kg/công)

Bón lót CPVS Michiannai TDN 40-50 50-6- 100-120
CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 4 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít

Chú thích: *) sbb: Sào bắc bộ; stb: Sào trung bộ=500 m2; Công: Sào Nam bộ = 1000 m2

  • Bón lót:Bón vào hốc hoặc rãnh, lấp đât sau khi rải
  • Thúc 1:khi cây được 3 – 4 lá
  • Thúc 2:khi cây đâm tua
  • Thúc 3: khi cây bắt đầu ra hoa cái
  • Thúc 4: khi cây thu được 2 đợt quả

3) Các loại cây bầu bí, dưa hấu

Bầu rợ (Bí ngô), bí xanh ( bí đao, bí phân), dưa hấu (dưa đỏ) là cùng loại với dưa chuột. Bầu rợ, bí xanh là loại cây thân bò, nhưng cùng loại thân leo. Các loại cây này không kén đất có thể trồng trên đất phù sa, đất xám bạc màu, đất cát biển, đất đỏ vàng, thoát nước.

3.1. Các thời kỳ phát triển: Bầu, bí, dưa hấu có bốn thời kỳ phát triển

  • Thời kỳ cây non: Khi có 5-7 lá thật là thời kỳ cây con phát triển mạnh.
  • Thời kỳ ra tua
  • Thời kỳ ra hoa
  • Thời kỳ hình thành quả

Nhưng trong đó có ba thời kỳ quan trọng phải bón phân là thời kỳ 5-7 lá thật, chuẩn bị và bắt đầu ra quả.

3.2. Sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai cho bầu, bí, dưa hấu

Liều lượng, thời kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai cho bầu, bí, dưa hấu

Thời kỳ bón Loại chế phẩm Liều lượng bón cho các miền
MB

(kg/SBB)*

MT

(kg/STB)

MN

(kg/công)

Bón lót CPVS Michiannai TDN 40-50 50-60 100-120
CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,7 lít 1,4 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,7 lít 1,4 lít

Chú thích: *) sbb: Sào bắc bộ; stb: Sào trung bộ=500 m2; Công: Sào Nam bộ = 1000 m2

  • Bón lót:Bón vào hốc hoặc rãnh, trộn với đât hoặc lấp đất
  • Thúc 1:khi cây được 5 – 7 lá
  • Thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa
  • Thúc 3: thúc nuôi quả

4) Cây Su su

Đây là loài rau dây leo thích nghi vùng khí hậu mát ở cao nguyên, vùng núi. Ở Việt Nam cây Su su được trồng ở những vùng có khí hậu mát như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Núi Sam (An giang). Có 2 giống Su su gai và Su su trơn.

Su su là loài dây leo sống dai, có rễ phình thành củ, thích nghi vùng núi cao.

Liều lượng, thời kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh Michiannai cho cây Su su

Thời kỳ bón Loại chế phẩm Liều lượng bón cho các miền
MB

(kg/SBB)*

MT

(kg/STB)

MN

(kg/công)

Bón lót CPVS Michiannai TDN 40-50 50-60 100-120
CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 1 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít
Thúc 2 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,7 lít 1,4 lít
Thúc 3 CPVS Michiannai THT 0,5 lít 0,7 lít 1,4 lít
Thúc 4 CPVS Michiannai THT 0,35 lít 0,5 lít 1,0 lít

Chú thích: *) sbb: Sào bắc bộ; stb: Sào trung bộ=500 m2; Công: Sào Nam bộ = 1000 m2

  • Bón lót:Bón vào hốc hoặc rãnh, trộn với đât hoặc lấp đất, trước trồng 7 ngày
  • Thúc 1:khi cây được 5 – 7 lá
  • Thúc 2: khi cây bắt đầu leo dàn
  • Thúc 3: 15 ngày sau thúc 2
  • Thúc 4: sau 2-3 đợt thu ngọn (10-15 ngày) lại bón thúc 1 lần. Nếu đất ở ruộng ẩm, tầng đất dưới có nhiều sét có khả năng giữ phân ít bị rửa trôi, có thể đào rãnh xung quanh hố và tưới để tiết kiệm được công lao động.

Chăm sóc:

  • Nếu là cây lưu giống bằng dây năm trước, đến tháng 7 tháng 8 cần bới nhẹ đất và phân ủ ở gốc để dây tái sinh mầm mới.
  • Làm giàn theo kiểu chữ A hoặc mái bằng cao 1,2 – 1,5 m, rộng 1,5 – 2 m, chừa lại lối đi thu hái ngọn, khi mầm cây lên cao 30 – 50 cm cần cắm cây dóc, cọc tre để mầm bám vào leo tới giàn, đồng thời lúc này tiến hành vun gốc cho cây.

Lưu ý:

  • Sử dụng CPVS Michiannai THT và CPVS Michiannai TDN vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc ngày râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bón xong phải vùi lấp đất ngay.
  • Tưới hoặc phun CPVS Michiannai THT theo luống hoặc có thể với nước tưới qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Lắc đều CPVS Michiannai THT trước khi sử dụng. Pha 1 lít CPVS Michiannai THT với 100-120 lít nước lã để tưới hoặc phun.
  • Khi bón CPVS Michiannai TDN cần xẻ rãnh bón xong lấp đất ngay, kết hợp phun hoặc tưới CPVS Michiannai THT đã pha loãng như hướng dẫn.
  • Với loại bệnh hại rau ăn quả, khi mới phát hiện, sử dụng chế phẩm Michiannai NVD pha với tỉ lệ 1 lít chế phẩm pha với 50 lít nước phun đều lên cây và quanh khu vực vùng gốc sẽ hạn chế và ngăn chặn lây lan bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *